Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đăk Nông

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đăk Nông | Phòng Đào tạo và Đảm bảo Chất lượng

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đăk Nông

Phòng Đào tạo và Đảm bảo Chất lượng

24/02/2021
[Bấm để nghe giọng đọc]

1. Chức năng
- Phòng Đào tạo và Đảm bảo chất lượng là đơn vị thuộc Trường có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thuộc các hình đào tạo cấp bằng theo quy định của luật giáo dục nghề nghiệp (Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông …); lĩnh vực quan hệ doanh nghiệp; hợp tác Quốc tế, nghiên cứu khoa học …
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng; đảm bảo chất lượng; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoạt động về công tác khảo thí, công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Quản lý thư viện.
2. Nhiệm vụ
- Công tác Đào tạo;
- Công tác Đảm bảo chất lượng
- Công tác Thanh tra;
- Công tác Khảo thí;
- Công tác Nghiên cứu khoa học
- Công tác Hợp tác quốc tế;
- Công tác Thư viện.
2.1. Công tác Đào tạo
- Tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu về các mục tiêu, định hướng phát triển các trình độ và loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chương trình giáo dục đào tạo và các nguồn lực phục vụ đào tạo.
- Tham mưu, đề xuất các dự án phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo (mở mã ngành….). Điều phối hoạt động của các dự án đào tạo do Nhà trường chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.
- Tham mưu tổ chức hướng dẫn và thẩm định hồ sơ, thủ tục mở chương trình mới, ngành học mới, học phần mới; tổ chức xây dựng mới, cập nhật các chương trình đào tạo.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập theo từng năm học, học kỳ cho các loại hình đào tạo, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện.
- Quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của các khoa thuộc nhà Trường.
- Tổ chức hướng dẫn và theo dõi việc biên soạn giáo trình, chương trình, giáo án tại các khoa, tổ bộ môn trực thuộc, xây dựng kế hoạch phát triển các cơ sở phục vụ giảng dạy, học tập.
- Chủ trì việc biên tập và phát hành nội san khoa học.
- Tổ chức thực hiện quy chế, đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Tổ chức thi học kỳ, học phần, thi cuối khóa, thi tốt nghiệp theo đúng các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các công việc giáo vụ: Lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành thực tập; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo, thống kê, làm báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hành, thực tập, rèn luyện tay nghề cho học sinh sinh viên; tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tế tốt nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tuyển sinh và Quản lý học sinh, sinh viên thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh quản lý người học (Quản lí kết quả học tập của sinh viên các ngành, các khối lớp).
- Tổ chức công tác xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp, quản lý việc in, cấp phát bằng cấp, chứng chỉ, bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho học sinh sinh viên; thực hiện công tác xác minh văn bằng, chứng chỉ.
- Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính xây dựng chế độ làm việc của nhà giáo; đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà giáo; kiểm tra chuyên môn và việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trong Trường.
- Tham gia thiết lập mối quan hệ hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng, khoa học công nghệ với các trường, tổ chức giáo dục ở trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý các phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường.
2.2. Công tác Đảm bảo chất lượng
- Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo các tiêu chuẩn, tiêu chí về kiểm định chất lượng đào tạo.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng đào tạo của các đơn vị, cá nhân trong Nhà trường.
- Phối hợp với các bộ phận trong Trường nghiên cứu, xây dựng hệ thống công cụ đánh giá chương trình nội dung đào tạo, chất lượng giảng dạy của giảng viên. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người học, cán bộ viên chức, nhà giáo, nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo để không ngừng đổi mới và phát triển.
- Triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo. Hướng dẫn công tác tự đánh giá ở các Phòng, Khoa và tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đào tạo trong toàn Trường.
- Hàng năm kiểm định lại các chương trình kế hoạch, chất lượng đào tạo, ứng dụng và thực hiện theo mục tiêu đề ra, đề xuất những giải pháp thực hiện đảm bảo hiệu quả.
2.3. Công tác thanh tra
- Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về đào tạo;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả loại hình đào tạo, các trình độ đào tạo của Trường;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác đào tạo và kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo;
- Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
2.4. Công tác Khảo thí
- Xây dựng để trình Ban giám hiệu Trường ký ban hành các văn bản quy định về công tác khảo thí theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo Quy định tại điều 67 và điều 69 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
- Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các đơn vị, cá nhân trong Nhà trường;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, thi hết học phần đúng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các Khoa, Bộ môn tạo lập, bổ sung, quản lý và sử dụng Ngân hàng đề thi đối với tất cả các hệ đào tạo, bậc đào tạo và chương trình đào tạo của nhà Trường.
- Quản lý và phát triển phần mềm quản lý điểm đáp ứng theo yêu cầu của Nhà trường.
- Đảm bảo quy trình ra đề, sao in đề, bảo mật đề thi, tổ chức thi trên máy tính, chấm thi và báo điểm thi theo quy định của Nhà trường.
- Giải quyết và xử lý các khiếu nại của học sinh sinh viên về kết quả thi.
- Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi, điểm thi theo quy định.
- Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất với Hiệu trưởng áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khảo thí, phương pháp thi theo hướng chính quy, hiện đại và hội nhập.
2.5. Công tác nghiên cứu Khoa học (NCKH)
- Xây dựng các chương trình nghiên cứu, kế hoạch NCKH (dài hạn, trung hạn, hàng năm) của Nhà trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt và thông qua Hội đồng Khoa học Đào tạo của Nhà trường để đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ.
- Đầu mối tổ chức tập huấn về công tác NCKH; xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học; tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức và theo dõi các sinh hoạt chuyên đề khoa học trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ, sinh viên Nhà trường.
- Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Hiệu trưởng quản lý công tác NCKH.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài NCKH trong phạm vi quản lý.
- Thẩm định, góp ý, sửa chữa, biên tập các dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do các cán bộ viên chức, giảng viên đề xuất.
- Lưu trữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ thuộc lĩnh vực NCKH.
- Giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường trong công tác NCKH.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cán bộ viên chức, nhà giáo, học sinh sinh viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Phối hợp tổ chức các Hội nghị, hội thảo khoa học từ cấp Trường trở lên.
2.6. Công tác hợp tác quốc tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác và quảng bá hình ảnh Nhà trường.
- Chủ động tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với đối tác bên ngoài (cá nhân, tổ chức) có khả năng, uy tín trong lĩnh vực đào tạo để giới thiệu với các đơn vị và đề xuất Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác.
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức quốc tế và theo dõi việc thực hiện các văn bản đã ký kết.
- Phối hợp các đơn vị có liên quan Quản lý học sinh sinh viên nước ngoài tại Trường.
- Phối hợp tổ chức việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế, hỗ trợ các thủ tục liên quan cho đoàn trong thời gian làm việc tại Trường; hỗ trợ thủ tục cho các đoàn của Trường khi công tác nước ngoài.
2.7. Công tác Thư viện học liệu
- Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động của thư viện nhằm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, bảo đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
- Thu nhận lưu trữ các tài liệu do Nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, luận văn thạc sỹ, các ấn phẩm của Trường…
- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản thông tin - tư liệu trong Thư viện.
- Thường xuyên bổ sung và tổ chức giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, viên chức và học sinh sinh viên những sách, báo, giáo trình, tài liệu tham khảo mới, đáp ứng nhu cầu người đọc trong Nhà trường.
- Tổ chức cấp thẻ thư viện cho học sinh sinh viên.
- Tổ chức quản lý môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi cho người đọc.
- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho người dùng tin khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện.
- Kiểm kê định kỳ vốn tài liệu của thư viện; tiến hành thanh lý và loại bỏ các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định.
- Quản lý thư viện điện tử.
2.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.

Nhân sự Phòng Đào tạo và Đảm bảo Chất lượng

Trưởng phòng

Doãn Văn Tân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế - Nông lâm
Email: vantan@dncc.edu.vn
SĐT: 0982 234 558

Chuyên viên

Đặng Thị Hoàng Ánh
Trình độ chuyên môn: ----------
Chuyên ngành: ----------
Email: hoanganh@dncc.edu.vn
SĐT: 0967 48 34 79


Giảng viên

Lê Thừa Huỳnh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chuyên ngành: Sư phạm tâm lý giáo dục
Email: thuahuynh@dncc.edu.vn
SĐT: 0976218669

Giảng viên

Lê Thị Mười
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chuyên ngành: Sư phạm lịch sử
Email: thimuoi@dncc.edu.vn
SĐT: 0915221348

Chuyên viên

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trình độ chuyên môn: ----------
Chuyên ngành: ----------
Email: hongnhung@dncc.edu.vn
SĐT: 0979 44 43 78

Giảng viên

Trương Thị Trinh
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Email: thitrinh@dncc.edu.vn
SĐT: 0947493113

Chuyên viên

Bùi Thanh Huyền Vi
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lý công
Email: huyenvi@dncc.edu.vn
SĐT: 0376 988 177

Chuyên viên

Cao Thị Huyền Trang
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chuyên ngành: Công Tác Xã Hội
Email: huyentrang@dncc.edu.vn
SĐT: 0344 635 486
Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đắk Nông
Trụ sở chính: Đường Hùng Vương, Tổ dân phố 6, phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
Cơ sở 1: Quốc lộ 14, Tổ dân phố 4, phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại: 02613.577.699
Hotline: 02613.500.299
Email: caodangcongdong@daknong.gov.vn

Trụ sở chính

Cơ sở 1

© 2020 DNCC.EDU.VN All Rights Reserved.